Hosting là gì? Tất tần tật những điều cần biết về dịch vụ lưu trữ web

Nhiều doanh nghiệp mới vẫn còn đang thắc mắc Hosting là gì? Chưa thực sự hiểu Hosting là như thế nào và dùng để làm gì? Bài viết này giúp giải đáp thắc mắc cũng như giúp doanh nghiệp chọn được dịch vụ Hosting phù hợp.
1. Hosting là gì?
Hãy tưởng tượng rằng một ngôi nhà có thể tồn tại để mọi người đến thăm. Ngôi nhà ấy cần được xây dựng trên mảnh đất trống.
Tương tự như vậy, Website của bạn để tồn tại cũng cần một không gian lưu trữ. Không gian này phải được lưu trữ trên máy chủ (server) từ một nhà cung cấp Hosting. Máy chủ chính là nơi lưu trữ, hình ảnh, thông tin, video và dữ liệu trên website của doanh nghiệp.
Nhìn chung, Hosting là quá trình thuê một không gian lưu trữ trên máy chủ để đặt và duy trì trang web của doanh nghiệp trên Internet, giống như việc thuê một khu đất và một kho lưu trữ để xây dựng ngôi nhà vậy.
Đọc thêm: Appsheet là gì? Nền tảng No-Coding tiện lợi
2. Cách hoạt động của dịch vụ hosting là gì
2.1. Cấu trúc của máy chủ hosting là gì
Máy chủ hosting là một máy tính mạnh mẽ được thiết kế để lưu trữ và phục vụ các tệp tin và dữ liệu của trang web. Cấu trúc của máy chủ hosting thường bao gồm các thành phần sau:
Hệ điều hành: Chạy một hệ điều hành như Linux, Windows Server hoặc các hệ điều hành khác. Hệ điều hành quản lý các hoạt động cơ bản của máy chủ.
Phần cứng: Máy chủ hosting bao gồm phần cứng mạnh mẽ như bộ xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), ổ cứng (HDD hoặc SSD) và các thành phần khác để xử lý và lưu trữ dữ liệu.
Phần mềm máy chủ: Có các phần mềm máy chủ như máy chủ web (thường là Apache hoặc Nginx) để xử lý các yêu cầu HTTP từ trình duyệt và gửi lại các tệp tin và dữ liệu của trang web.
Kết nối mạng: Được kết nối với Internet thông qua một kết nối mạng nhanh và ổn định để truyền tải dữ liệu giữa máy chủ và trình duyệt của người dùng.
2.2. Quá trình lưu trữ và truy cập dữ liệu trên hosting là gì
Quá trình lưu trữ và truy cập dữ liệu trên hosting diễn ra theo các bước cơ bản sau:
Tạo và tải lên tệp tin: Đầu tiên, doanh nghiệp tạo các tệp tin và dữ liệu cần thiết cho trang web trên máy tính. Sau đó, tải lên các tệp tin này lên máy chủ hosting thông qua giao thức truyền tệp tin như FTP (File Transfer Protocol) hoặc sử dụng giao diện quản lý tệp tin được cung cấp bởi nhà cung cấp hosting.
Lưu trữ dữ liệu: Tiếp theo, các tệp tin và dữ liệu của trang web được lưu trữ trong các thư mục và ổ đĩa trên máy chủ hosting. Mỗi tệp tin và thư mục có một đường dẫn duy nhất để xác định vị trí của nó trên máy chủ.
Quản lý tên miền: Tiếp đến, doanh nghiệp cần thiết lập các bản ghi DNS (Domain Name System) để chỉ định tên miền đến địa chỉ IP của máy chủ hosting. Điều này cho phép trình duyệt biết cách tìm và kết nối với máy chủ hosting khi người dùng nhập tên miền vào thanh địa chỉ.
Truy cập trang web: Khi người dùng truy cập vào trang web bằng cách nhập tên miền vào trình duyệt, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ hosting thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS. Máy chủ hosting nhận yêu cầu và trả về các tệp tin và dữ liệu tương ứng cho trình duyệt.
Hiển thị trang web: Trình duyệt nhận các tệp tin và dữ liệu từ máy chủ hosting và sắp xếp và hiển thị chúng theo thứ tự đã được định nghĩa trong mã nguồn HTML, CSS và JavaScript. Trang web được hiển thị trên trình duyệt của người dùng với các yếu tố tổ chức, nội dung và tương tác như đã được thiết kế.
Đọc thêm: Google Workspace giúp phát huy chuyên môn cải thiện hiệu suất cho doanh nghiệp
3. Những yếu tố cần lưu ý khi chọn dịch vụ hosting là gì
3.1. Khả năng tương thích với nền tảng web
Hãy đảm bảo rằng doanh nghiệp đã chọn dịch phụ Hosting phù hợp và tương thích với nền tảng web. Nếu doanh nghiệp sử dụng WordPress, hãy chọn một dịch vụ hosting được tối ưu hóa cho nó và hỗ trợ cài đặt một cách dễ dàng. Đây là cách đảm bảo rằng trang web hoạt động tốt trên nền tảng đã được chọn.
3.2. Tốc độ truy cập và ổn định
Đây là một trong những yếu tố quyết định khách hàng có hứng thú với trang web hay không. Nếu mất quá nhiều thời gian để khách hàng xem được trang web đó có gì. Thì chắc chắn một điều rằng họ sẽ rời đi ngay mà không đợi chờ gì.
Vì vậy để đảm bảo trải nghiệm cho khách hàng, doanh nghiệp phải kiểm tra xem dịch vụ hosting có đánh giá tích cực về tốc độ và độ ổn định, và có hạn chế về thời gian chết (downtime) hay không.
3.3. Bảo mật và hỗ trợ kỹ thuật
Dịch vụ hosting cần đảm bảo được bằng máy chủ có các biện pháp bảo mật như bảo vệ tường lửa, chứng chỉ SSL và các cơ chế bảo mật khác để bảo vệ dữ liệu và thông tin của doanh nghiệp. Ngoài ra, kiểm tra xem dịch vụ hosting có cung cấp hỗ trợ kỹ thuật 24/7 để giải quyết các vấn đề kỹ thuật và khắc phục sự cố nhanh chóng hay không.
Bên cạnh đó, còn nhiều yếu tố khác phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể như giá cả, khả năng mở rộng, địa điểm máy chủ và đảm bảo chọn dịch vụ hosting phù hợp với website.
4. Các loại hosting phổ biến
4.1. Shared hosting
Có thể nói, đây là loại hosting phổ biến và phổ biến nhất. Trong shared hosting, nhiều trang web được lưu trữ trên cùng một máy chủ vật lý.
Tài nguyên của máy chủ được chia sẻ giữa các trang web, bao gồm băng thông, dung lượng đĩa và các tài nguyên khác.Shared hosting thường rất phù hợp cho các trang web nhỏ và có lượng truy cập trung bình.
Đọc thêm: Các công cụ hỗ trợ Forward Mail đắc lực cho doanh nghiệp
4.2. VPS hosting
VPS Hosting: VPS (Virtual Private Server) Hosting là một hình thức nâng cấp từ shared hosting.
Thích hợp cho các trang web có yêu cầu cao về tài nguyên, tính linh hoạt và kiểm soát. Vì trong VPS hosting, mỗi trang web được lưu trữ trên một máy chủ áo riêng, có tài nguyên riêng và cô lập.
4.3. Dedicated hosting
Trong dedicated hosting, khi thuê một máy chủ riêng toàn bộ cho doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc nắm trong tay toàn quyền kiểm soát và quản lý máy chủ, bao gồm cấu hình phần cứng và phần mềm.
Dedicated hosting cung cấp hiệu suất tốt nhất và tài nguyên cao nhất, và thích hợp cho các trang web lớn có lượng truy cập lớn và yêu cầu đặc biệt.
4.5. WordPress hosting
Đây là dịch vụ được tối ưu hóa đặc biệt cho các trang web chạy trên nền tảng WordPress.
Nó cung cấp cấu hình và tính năng tối ưu hóa cho WordPress, bao gồm tốc độ và bảo mật. WordPress hosting thường đi kèm với các công cụ quản lý và hỗ trợ WordPress để giúp quản lý trang web một cách dễ dàng.
5. Kết luận
Với các doanh nghiệp có hoạt động trực tuyến bằng website thì hosting là một dịch vụ không thể thiếu. Qua các thông tin trên, doanh nghiệp có thể chọn được dịch vụ hosting phù hợp cho trang web của mình.
Google Workspace còn cung cấp dịch vụ hosting thông qua Google Site. Đây là một công cụ tạo và quản lý trang web miễn phí; chuyên hướng đến việc tạo ra các trang web cơ bản. Đồng thời, tích hợp cùng trọn bộ 11 công cụ của Google Workspace giúp doanh nghiệp nâng cao quản trị và cải thiện năng suất.