Hướng dẫn tạo câu hỏi trên Google Form chuyên nghiệp
Những năm trở lại đây, các doanh nghiệp đều lựa chọn tạo câu hỏi trên Google Form thành bảng khảo sát trực tuyến. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí một cách đáng kể nếu phải khảo sát ý kiến khách hàng bằng hình thức trực tiếp. Dưới đây là cách tạo câu hỏi một cách chuyên nghiệp nhất cho doanh nghiệp.
1. Giới thiệu Google Form
Google Forms là một công cụ miễn phí thuộc họ ứng dụng Google Workspace (trước đây là G Suite) được cung cấp bởi Google. Nó chuyên cho phép người dùng tạo và quản lý các biểu mẫu trực tuyến để thu thập thông tin từ người khác.
Với Google Forms, doanh nghiệp có thể tùy chỉnh các câu hỏi với nhiều loại câu trả lời khác nhau. Doanh nghiệp cũng có thể thêm hình ảnh, video và liên kết vào biểu mẫu để làm tạo cuộc khảo sát trực quan và hấp dẫn hơn.
Sau khi tạo biểu mẫu, doanh nghiệp có thể chia sẻ nó thông qua email, liên kết trực tiếp hoặc nhúng vào trang web. Từ đó, khách hàng có thể điền vào biểu mẫu bằng cách truy cập vào liên kết và gửi các câu trả lời trực tuyến. Các câu trả lời này được tự động thu thập và tổ chức trong một bảng tính Google để dễ dàng xem và phân tích.
Đọc thêm: Cách làm Google Form: thu thập phản hồi hiệu quả
Ngoài ra, Google Form cũng cung cấp nhiều tính năng khác như thiết kế đẹp mắt, thiết lập quyền truy cập, hạn chế số lần gửi biểu mẫu và tích hợp các ứng dụng khác trong Google Workspace như Google Sheet và Google Drive.
2. Tại sao cần tạo câu hỏi trên Google Form chuyên nghiệp
Các câu hỏi trong bảng khảo sát trực tuyến không chỉ đơn thuần đóng vai trò thu thập thông tin chính xác và hữu ích từ khách hàng. Chúng còn phải đáp ứng được các mục đích sâu xa hơn của doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích phải kể đến của bộ câu hỏi chuyên nghiệp trong bảng khảo sát của doanh nghiệp.
2.1. Tạo câu hỏi trên Google Form giúp thu thập thông tin chính xác
Các câu hỏi chuyên nghiệp được xây dựng với mục tiêu cụ thể và sắc bé, giúp đảm bảo rằng các câu trả lời là thông tin chính xác và có giá trị. Điều này cung cấp cho doanh nghiệp một cơ sở dữ liệu tin cậy để đưa ra quyết định và định hướng chiến lược.
2.2. Đo lường sự hài lòng và nhu cầu của khách hàng
Các câu hỏi đánh giá tổng thể như “Với tỷ lệ từ 1-10, quý khách đánh giá sản phẩm/dịch vụ của chúng tôi như thế nào?” Hoặc câu hỏi về yếu tố cụ thể như “Quý khách đánh giá cao tính chuyên nghiệp của nhân viên của chúng tôi không? Vui lòng cho biết chi tiết.” Doanh nghiệp có thể sử dụng câu hỏi phù hợp để đánh giá được mức độ hài lòng và nhu cầu của khách hàng.
2.3. Tạo câu hỏi trên Google Form giúp xác định cơ hội và vấn đề
Trong bộ câu hỏi khảo sát, doanh nghiệp có thể hiểu được điểm hài lòng và chưa của họ đối với sản phẩm/ dịch vụ. Điều đó có nghĩa, doanh nghiệp cần cải thiện vấn đề đang tồn tại và tìm cơ hội giải quyết. Điều này đôi khi không thể phân tích trong hành trình mua hàng, mà cần doanh nghiệp phải nói chuyện, hỏi chính khách hàng.
Đọc thêm: Google Workspace giúp phát huy chuyên môn cải thiện hiệu suất cho doanh nghiệp
2.4. Định hình chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm
Các câu hỏi chuyên nghiệp trong cuộc khảo sát giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thị trường, đối tượng khách hàng và xu thế tiêu dùng. Thông qua việc thu thập ý kiến, ý tưởng và sự ưu tiên từ người tham gia khảo sát, việc điều chỉnh chiến lược tiếp thị và phát triển sản phẩm là hoạt động cần thiết để đáp ứng nhu cầu của thị trường một cách chính xác và có hiệu quả nhất.
2.5. Tạo câu hỏi trên Google Form giúp xây dựng mối quan hệ tốt hơn với khách hàng
Để xây dựng một bộ câu hỏi khảo sát chuyên nghiệp và thiết kế trên Google Forms thực sự không phải chuyện đơn giản. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều thời gian và tài chính nghiên cứu về nhu cầu và hành vi của khách hàng. Kết hợp cùng mục đích của doanh nghiệp trong cuộc khảo sát, sẽ thể hiện được sự tận tâm của doanh nghiệp với khách hàng. Tạo dựng mối quan hệ gần gũi và có nhiều điểm chạm hơn với họ.
3. Các bước để tạo câu hỏi trên Google Form một cách chuyên nghiệp
Bước 1: Truy cập vào trang Google Forms và tạo một biểu mẫu mới hoặc mở biểu mẫu đã có để chỉnh sửa.
Bước 2: Chọn loại câu hỏi phù hợp với mục đích cuộc khảo sát của doanh nghiệp. Google Forms cung cấp nhiều loại câu hỏi, bao gồm câu hỏi ngắn, câu hỏi dài, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi chọn một hoặc nhiều đáp án, câu hỏi dạng bảng và câu hỏi đánh giá.
Bước 3: Đặt tiêu đề cho từng phần câu hỏi. Tiêu đề nên rõ ràng và mô tả đầy đủ nội dung của câu hỏi.
Bước 4: Viết nội dung câu hỏi sao cho rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu. Nếu câu hỏi yêu cầu đánh giá hoặc đo lường, hãy sử dụng các đơn vị đo lường phù hợp.
Ví dụ, Vui lòng đánh giá chất lượng sản phẩm của chúng tôi từ 1-5 với 1 là rất kém và 5 là rất xuất sắc. Câu trả lời bao gồm: 1. Rất kém 2. Kém 3.Trung bình 4.Tốt 5.Rất tốt
Bước 5: Điều chỉnh các thiết lập của câu hỏi, bao gồm: bắt buộc nhập câu trả lời, hạn chế độ dài của câu trả lời, thêm hướng dẫn hoặc gợi ý, và tùy chỉnh các phương thức hiển thị của câu hỏi.
Bước 6: Thêm các tùy chọn cho câu hỏi (nếu có). Với các câu hỏi trắc nghiệm hoặc chọn một hoặc nhiều đáp án, doanh nghiệp cần phải thêm các tùy chọn và đáp án.
Đối với các tổ chức giáo dục, giảng viên cũng có thể tạo bảng câu hỏi kiểm tra, cho điểm và chấm điểm tự động cho sinh viên.
Bước 7: Kiểm tra lại câu hỏi khảo sát để đảm bảo rằng nó rõ ràng, đầy đủ và không gây nhầm lẫn cho khách hàng.
Bước 8: Lưu và hoàn thành biểu mẫu của doanh nghiệp
4. Cách sử dụng các mẫu câu hỏi sẵn có trên Google Forms để tạo câu hỏi chuyên nghiệp
Bước 1: Chọn mẫu câu hỏi có sẵn tương thích với mục đích của doanh nghiệp.
Có thể chọn “Thư viện mẫu” để tham khảo nhiều mẫu câu hỏi hơn.
Bước 2: Điều chỉnh mẫu câu hỏi sao cho phù hợp với mục đích của cuộc khảo sát
Sau đó, hãy kiểm tra bộ câu hỏi khảo sát một lần cuối rồi chia sẻ biểu mẫu trên các nền tảng trực tuyến để nhận câu trả lời.
5. Kết luận
Hiện nay, bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến của Google Forms được sử dụng rất phổ biến với các ưu điểm nổi bật như dễ sử dụng, miễn phí, được tích hợp với Google Drive, và có thể tùy chỉnh và điều chỉnh linh hoạt cho bộ khảo sát. Ngoài ra, Google Forms cũng có thể chia sẻ và thu thập dữ liệu một cách dễ dàng. Đặc biệt, doanh nghiệp phân tích và báo cáo dựa trên số liệu đã được cung cấp sẵn.
Đọc thêm: Google Workspace for Education: Những cập nhật mới trong nền tảng giáo dục
Với các lợi thế ưu việt như vậy, doanh nghiệp còn có thể sử dụng thêm các tiện ích khác trong bộ Google Workspace. CleverAds cung cấp giải pháp Google Workspace trọn bộ cho doanh nghiệp giúp tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu suất.
Nếu doanh nghiệp quan tâm đến Google Workspace hãy liên hệ ngay CleverAds để nhận tư vấn.