TOP 5 biểu đồ trong Google Sheet thường được sử dụng

TOP 5 biểu đồ trong Google Sheet thường được sử dụng

Ngày nay, các lãnh đạo trong doanh nghiệp đều rất bận rộn. Họ chọn tiếp nhận thông tin qua biểu đồ trong Google Sheet giúp tiết kiệm thời gian mà vẫn nắm bắt và hiểu được đầy đủ thông tin và số liệu cần truyền tải. Hãy cùng CleverAds tìm hiểu rõ hơn về Google Sheet và các loại biểu đồ thường được sử dụng. 

1. Google Sheet là gì? Tính năng vẽ biểu đồ trong Google Sheet 

Google Sheet là một ứng dụng bảng trực tuyến được cung cấp bởi Google. Nó cho phép doanh nghiệp tạo ra và sửa đổi các bảng tính trực tuyến, chia sẻ chúng với những người khác và làm việc cùng nhau trên một bảng tính. 

Công cụ này cung cấp nhiều tính năng giống như các chương trình bảng tính khác của Microsoft Excel, bao gồm các công thức, tính toán, tạo biểu đồ và nhiều tính năng khác,… để giúp người dùng quản lý dữ liệu hiệu quả. Ngoài ra, các ứng dụng khác như Google Forms, Google Docs, Google Slide đều được tích hợp toàn diện hơn. 

Đọc thêm: Đổi tên Google Meet: Hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp 

Trong bài viết hôm nay, CleverAds giới thiệu đến doanh nghiệp tính năng tạo biểu đồ và top 5 biểu đồ thông dụng nhất của Google Sheet. 

2. Top 5 biểu đồ trong Google Sheet thường được sử dụng

2.1. Biểu đồ cột (Column chart) 

Loại biểu đồ này thường được sử dụng để so sánh các mục. Nó thể hiện giá trị dưới dạng các cột vuông góc với X, cột càng cao thì giá trị càng lớn và ngược lại. Đặc biệt, biểu đồ này doanh nghiệp có thể dễ dàng so sánh nhiều biến trong mục. 

Theo hình ảnh trên, có thể dễ dàng so sánh lượng GDP của Việt Nam và Malaysia qua các năm, đâu là nước có quá trình phát triển tốt hơn và nhiều đánh giá khác. Không chỉ dừng lại ở hai biến, doanh nghiệp có thể thêm nhiều biến hơn, để thuận tiện cho việc phân tích thì doanh nghiệp có thể để 3-5 biến là tốt nhất. 

Biểu đồ trong Google Sheet

2.2. Biểu đồ đường (Line chart)

Đối với dạng biểu đồ này, nó thể hiện sự thay đổi của dữ liệu thời gian. Giá trị được thể hiện dưới các dạng đường liên kết và cho phép doanh nghiệp theo dõi xu hướng của dữ liệu trong khoảng thời gian nhất định. 

biểu đồ trong Google Sheet

Ví dụ trong hình ảnh trên, doanh nghiệp nhanh chóng nhìn nhận rằng GDP của Malaysia đã có sự sụt giảm nhẹ. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn đang trên đà tăng trưởng nhưng không quá mạnh mẽ và đột phá. Đây là một dạng biểu đồ tuyệt vời nếu doanh nghiệp sử dụng để đánh giá thị trường, doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh… 

2.3. Biểu đồ tròn (Pie chart)

Đây cũng là một dạng biểu đồ khá nổi bật và thường được sử dụng rất nhiều. Biểu đồ này được sử dụng để thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa các mục. Phần tăm càng lớn thì diện tích chiếm càng lớn, mỗi giá trị được thể hiện bằng các màu sắc khác nhau. Điều này giúp doanh nghiệp dễ dàng hiểu và đánh giá số liệu. 

Doanh nghiệp có thể sử dụng biểu đồ này trong việc nghiên cứu thị trường và tiếp thị. Biểu đồ này phù hợp với các dữ liệu rời rạc, thể hiện rõ ràng tỷ lệ phần trăm của các mục. 

biểu đồ trong Google Sheet

2.4. Biểu đồ thanh (Bar chart)

Sử dụng biểu đồ thanh giúp thể hiện chênh lệch giá trị giữa các mục một cách trực quan. Nó biểu hiện giá trị dưới dạng thanh ngang vuông góc với trục Y và cho phép doanh nghiệp so sánh giá trị giữa các mục. 

Đối với dạng biểu đồ này, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng nhiều mục để tiết kiệm thời gian so sánh. Ngoài ra, giao diện của biểu đồ khá gọn nên tên danh mục có dài cũng không còn là nỗi lo nữa. 

Lưu ý, biểu đồ này không phù hợp với các giá trị âm.  

biểu đồ trong Google Sheet

2.5. Biểu đồ vùng (Area chart)

Để doanh nghiệp xem xét xu hướng, biến động của dữ liệu trong khoảng thời gian cụ thể thì biểu đồ vùng là lựa chọn rất tốt. Nó thể hiện giá trị dưới dạng các khu vực. 

Đôi khi khá khó khăn trong việc hình dung quy mô từ số liệu, tuy nhiên đối với dạng bản đồ này, doanh nghiệp có thể nhìn luôn được quy mô rộng lớn hay bé nhỏ của các mục. 

biểu đồ trong Google Sheet

Đọc thêm: Cách làm Google Form: thu thập phản hồi hiệu quả  

3. So sánh và đánh giá các loại biểu đồ trong Google Sheet

Tùy vào mục đích sử dụng và loại dữ liệu cần thể hiện, doanh nghiệp có thể lựa chọn biểu đồ phù hợp để trình bày dữ liệu một cách dễ hiểu và trực quan. Nếu muốn thể hiện tỷ lệ phần trăm của các mục thì biểu đồ tròn là lựa chọn tốt. Nếu muốn so sánh giá trị giữa các mục thì biểu đồ cột cũng là lựa chọn phù hợp. 

Tên biểu đồ  Tính năng  Ưu điểm  Nhược điểm 
Biểu đồ cột  So sánh giá trị giữa các mục  Dễ hiểu, dễ so sánh giá trị giữa các mục.  Không thích hợp cho dữ liệu có nhiều mục. Không phù hợp với dữ liệu liên tục 
Biểu đồ đường  Thể hiện xu hướng và biến động của dữ liệu trong thời gian  Thể hiện rõ ràng xu hướng và biến động của dữ liệu, dễ so sánh giá trị giữa các thời điểm.  Không thể so sánh giá trị giữa các mục. 
Biểu đồ tròn  Thể hiện tỷ lệ phần trăm của các mục  Thể hiện tỷ lệ phần trăm của các mục, dễ đọc.  Khó so sánh giá trị giữa các mục, khó đọc khi có quá nhiều phần. 
Biểu đồ thanh  So sánh giá trị giữa các mục  Thể hiện rõ ràng mức độ chênh lệch giữa các giá trị; thích hợp cho dữ liệu có nhiều mục.  Không thể so sánh giá trị âm 
Biểu đồ vùng  Thể hiện xu hướng và biến động của dữ liệu trong thời gian.  Thể hiện rõ ràng xu hướng và biến động của dữ liệu; dễ hiểu và dễ sử dụng  Không thể so sánh giá trị giữa các mục 

 

4. Tổng kết

Trong thế giới kinh doanh hiện đại, biểu đồ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hiển thị và phân tích dữ liệu. Tất cả 5 loại biểu đồ trên đều được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp và có thể giúp cho các nhà quản lý và nhân viên trong doanh nghiệp hiểu rõ hơn về dữ liệu. Từ đó, họ đưa ra các quyết định chính xác hơn. 

Đọc thêm: Đơn vị cung cấp Google Workspace Uy Tín tại Việt Nam 

Google Sheet là một trong 11 công cụ của Google Workspace – giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp. Các công cụ giúp quá trình làm việc, quản lý và bảo mật thông tin trở nên an toàn và thuận tiện hơn. Đặc biệt, nó còn giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí. 

Nếu doanh nghiệp đang cần các giải pháp về Google Workspace, liên hệ với chúng tôi tại CleverAds để được hỗ trợ nhanh nhất.