Dữ liệu đám mây là gì? Những lợi ích bất ngờ cho doanh nghiệp
Dữ liệu đám mây là dịch vụ cho phép người dùng đăng tải dung lượng sử dụng để lưu trữ, quản lý và chia sẻ dữ liệu. Hiện tại dữ liệu đám mây cực kì phổ biến và đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về dữ liệu đám mây.
Dữ liệu đám mây là gì?
Dữ liệu đám mây là một phần của điện toán đám mây cung cấp cơ sở hạ tầng dữ liệu mở, có thể mở rộng, cho phép truy cập, tích hợp và bảo mật dữ liệu kinh doanh.
Cung cấp giải pháp đám mây minh bạch và đã được chứng minh, cung cấp khả năng tính toán, lưu trữ, phân phối và phân tích nâng cao theo yêu cầu.
Dữ liệu đám mây trong thực tiễn
Việc áp dụng dữ liệu đám mây trong thực tế giúp doanh nghiệp phát triển mạnh trong nhiều mảng đặc biệt trong khi nền tảng digital đang phát triển mạnh mẽ.
Được biết đến với dịch vụ lưu trữ dữ liệu. Đối với thiết bị có giới hạn dung lượng, nó là giải pháp lưu trữ với dung lượng lớn và phòng tránh các tổn hại về thất lạc dữ liệu.
Một số ví dụ về dịch vụ lưu trữ với dữ liệu đám mây:
- Google Drive: Dịch vụ dữ liệu đám mây phổ biến trong nhóm Google WorkSpace.
- OneDrive: bộ lưu trữ dữ liệu đám mây được ông lớn Microsoft làm ra nhằm lưu trữ dữ liệu có tích hợp với nền tảng Windows đời mới từ Windows 10 trở đi.
- Dropbox: Dropbox là công cụ dữ liệu đám mây có dung lượng miễn phí cao so với các ông lớn và được nhiều cá nhân tin dùng sử dụng.
Quản lý với dữ liệu đám mây:
Dữ liệu đám mây có chức năng quản lý dữ liệu rất tốt đối với các doanh nghiệp. Trong thời đại hiện tại dữ liệu là rất lớn so với các doanh nghiệp từ việc lưu trữ dữ liệu đám mây còn có chức năng quản lý giúp doanh nghiệp vận hành công việc nhanh hơn.
Đọc thêm: Quản lý Email doanh nghiệp: 08 mẹo không thể bỏ qua
Khi nói đến quản lý với dữ liệu đám mây không thể không nói đến AWS,GCP, Microsoft Azure, CMC Cloud các phần mềm này không chỉ lưu trữ dữ liệu mà còn giúp website và cơ sở hạ tầng của dữ liệu hoạt động hiệu quả.
Phát trực tuyến với dữ liệu đám mây:
Một ví dụ phổ biến của dữ liệu đám mây mà người dùng mạng xã hội gặp hàng ngày là những video trực tuyến.
Netflix là một ví dụ điển hình với nguồn dữ liệu đám mây mạnh mẽ khi lưu trữ được số lượng lớn phim và phát trực tiếp phim với số lượng người xem lớn.
Lợi ích và bất lợi của dữ liệu đám mây
Sự phổ biến của dữ liệu đám mây là không thể bàn vậy lợi ích của dữ liệu đám mây là gì? Bất lợi? Cùng CleverAds tìm hiểu nhé.
Tiết kiệm chi phí phần cứng
Dữ liệu đám mây giúp doanh nghiệp không phải mua các thiết bị phần cứng đắt đỏ như USB, ổ cứng vật lý. Thay vì vậy doanh nghiệp chỉ cần phải trả 1 con số 1/10 so với sản phẩm vật lý.
Khả năng truy cập
So với nền tảng dữ liệu truyền thống thì khả năng truy cập vào dữ liệu so với dữ liệu đám mây hoàn toàn khác biệt. Dữ liệu đám mây cho phép kết nối từ bất từ đâu với thiết bị điện tử từ chiếc điện thoại nhỏ cho đến máy tính.
Bảo mật dữ liệu
Với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ dữ liệu đám mây nổi bật như Google và Microsoft việc bảo mật dữ liệu mạnh là thế mạnh của các doanh nghiệp trên.
Dữ liệu đám mây sẽ đảm bảo dữ liệu không bị mất khi với dữ liệu đám mây người dùng có thể backup dữ liệu trên đám mây giúp đảm bảo khi máy tính bị các virus độc hại xâm nhập thì dữ liệu quan trọng vẫn có thể hoàn toàn an toàn.
Agency cung cấp dịch vụ dữ liệu đám mây uy tín
4.1. CleverAds
Doanh nghiệp có kinh nghiệm và là Google Partner đầu tiên tại Việt Nam với thâm niên lớn cung cấp dịch vụ business solution.
CleverAds cung cấp không chỉ dịch vụ dữ liệu đám mây mà còn cung cấp dịch vụ Google WorkSpace trọn gói giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả qua việc cải thiện hiệu suất làm việc.
Chi tiết: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu: Giải pháp tối ưu trong thời đại số
4.2. Liquid Web
Là một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây mạnh mẽ với đảm bảo dịch vụ tốt nhất.
Liquid Web cung cấp các giải pháp lưu trữ đám mây được quản lý hoặc không được quản lý, với nhiều tùy chọn về tài nguyên, bảo mật và tính linh hoạt cao.
4.3. Cloud4C
Cung cấp dịch vụ quản lý đám mây dành cho doanh nghiệp.
Cloud4C chuyên quản lý các khối lượng công việc quan trọng cho các doanh nghiệp lớn, với các yêu cầu tuân thủ nghiêm ngặt. Cloud4C hỗ trợ các nền tảng đám mây công cộng như AWS, Google Cloud và Microsoft Azure.
4.4. CloudFly
Nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín tại Việt Nam.
CloudFly cung cấp các giải pháp lưu trữ đám mây an toàn, tiết kiệm chi phí và dễ sử dụng. CloudFly hỗ trợ các dịch vụ như backup, disaster recovery, CDN
Cách lựa chọn dịch vụ dữ liệu đám mây
Để lựa chọn được dịch vụ dữ liệu đám mây chuẩn với nhu cầu và lượng dữ liệu mà doanh nghiệp sẽ phải lưu trữ và sử dụng doanh nghiệp cần đưa ra các tiêu chí sau để lựa chọn cho đúng:
Mục đích sử dụng
Doanh nghiệp cần xác định nhu cầu lưu trữ dữ liệu của bạn là gì, ví dụ như lưu trữ tài liệu, ảnh, video, âm thanh, dữ liệu doanh nghiệp, dữ liệu ứng dụng, v.v.
Từ đó có thể chọn dịch vụ lưu trữ đám mây có các tính năng phù hợp với mục đích như dung lượng, tốc độ, bảo mật, tính linh hoạt, v.v.
Chi phí
Cần có cân nhắc về giá cả và định giá của các dịch vụ lưu trữ đám mây khác nhau, để tìm ra dịch vụ có mức giá hợp lý và phù hợp với ngân sách của doanh nghiệp. Cũng cần có sự cân nhắc các chi phí phát sinh khác, như chi phí băng thông, chi phí lưu trữ dữ liệu thừa, chi phí khôi phục dữ liệu, v.v.
Hỗ trợ kỹ thuật
Nên chọn dịch vụ lưu trữ đám mây có đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp và nhiệt tình, để có thể nhận được sự trợ giúp và giải quyết các vấn đề kỹ thuật nhanh chóng và hiệu quả.
Cũng nên xem xét các kênh hỗ trợ khác nhau, như điện thoại, email, chat trực tuyến, v.v.
Dữ liệu đám mây là công cụ hiệu quả trong thời đại Digital tiến đến 4.0. Doanh nghiệp tối ưu hóa tốt công cụ này sẽ có hiệu suất công việc hiệu quả và trơn tru hơn.